Đình cổ Tân Đông – Gò Công là công trình đặc biệt của vùng miền Tây sông nước khi nằm yên bình giữa lòng cây bồ đề. Với tuổi đời hơn 100 năm cổ kính, ngôi đình vừa mang nét đẹp độc đáo vừa mang những câu chuyện bí ẩn không phải ai cũng biết tới.
Vậy ngôi đình này có gì mà thu hút đến vậy? 🧐
1. Đình cổ Tân Đông ở đâu?
⛩️ Đình Tân Đông (hay còn gọi là đình Gò Táo) nằm ở thị xã Gò Công – huyện Gò Công Đông – tỉnh Tiền Giang, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh tầm 50km. Nơi đây được biết đến như một ngôi đình độc nhất vô nhị, có nét kiến trúc độc đáo khi trên nóc có 2 cây bồ đề buông rễ “ôm trọn” toàn bộ ngôi đình, tạo nên một vẻ đẹp cổ kính hiếm có.
2. Ngôi Đình cổ có từ khi nào?
Vốn chẳng ai biết được ngôi đình này được xây dựng từ năm nào, họ chỉ phỏng đoán đình Tân Đông được khởi công xây vào năm 1907 do trên vòm cửa khắc như thế. Theo nhiều già làng, đình đã xuất hiện từ thời vua Minh Mạng, vị vua thứ 2 của triều Nguyễn.
3. Đình Tân Đông Gò Công với kiến trúc cổ ấn tượng.
⛩️ Ngôi đình cổ thu hút sự chú ý của nhiều du khách với khung cảnh độc lạ, khi các bộ rễ cây bồ đề mọc chằng chịt quanh khu vực vòm cửa và vách tường, tạo thành không gian đầy ấn tượng hệt như trong khu vườn thần thoại thường được nghe kể thuở bé.
Bởi sự ảnh hưởng của chiến tranh và thời tiết nên theo dòng thời gian, lối kiến trúc nguyên bản của đình đã không còn nữa, chỉ còn những đường nét trang trí chạm khắc mang đậm dấu ấn của thời Nguyễn là vẫn còn được nhìn thấy rõ.
So với chạm khắc các thời trước đó thì chạm khắc trang trí thời Nguyễn có xu hướng chỉ chạm nông một lớp các họa tiết hoa, lá, chim, thú được hiện thực hóa với nhiều khoảng trống quanh họa tiết, tạo cảm giác thoải mái và bố cục hài hòa, dễ chịu.
🐉 Điểm thu hút của ngôi đình chính là đôi rồng chầu được đặt trên nóc. Đây cũng là lối trang trí mang đậm dấu ấn của triều Nguyễn – Pháp thuộc ở khu vực Nam bộ.
Gian giữa là bệ thờ cổ, bên trên có chữ “ Thần” được viết lại bằng sơn vàng trên nền đỏ, quanh góc là bốn chữ “Tiền vãng, Hậu vãng” , hai gian bên thờ Tả ban, Hữu ban. Trên đầu hồi, còn những bài thơ chữ Hán “nhất thi nhất họa” đã mờ, và tất cả bàn thờ đều có những nén nhang đang cháy đỏ…
Phía sau của chánh điện còn có bệ thờ xây áp vào tường, khắc dòng chữ “ Tiên sư ” rất đẹp, hai bên là câu đối còn thấp thoáng một vài chữ Hán nhạt nhòa. Xung quanh đình còn được trang trí bởi nhiều chậu gốm Cây Mai màu men xanh, mang đậm dấu ấn Á Đông.
Mặt tiền của đình là năm cửa vòm theo kiểu châu Âu, gian giữa cửa lớn, các gian bên nhỏ dần. Vòm cửa giữa được đắp hình cuốn thư nhỏ, đề “1907” . Cây cột bên cửa chính lộ ra khoảng trống có ba chữ đầu của một vế đối “Bị thánh trạch…”, nghĩa là ân thánh bao trùm.
⛩️ Phía trước đình là kiến trúc mái bằng ba gian, xưa là nơi hát bội. Đối diện với kiến trúc này là bệ thờ lớn, có hai chữ “Thần Nông” , hai bên tả hữu có miếu thờ Thổ thần và Ngũ hành, cùng kiểu mái bằng.
Sau này, đình cổ Tân Đông đã được trùng tu với bức tường được gia cố cứng cáp hơn. Phần cửa gỗ đã được thay mới hoàn toàn, không gian bên trong đình cũng được người dân thường xuyên lui tới nhang khói và cầu nguyện, đặc biệt là vào những dịp lễ quan trọng trong năm.
Sau khi được trùng tu, ngôi đình cổ vẫn giữ được lối kiến trúc nguyên bản với những bộ rễ cây bồ đề bám xung quanh, phần cửa gỗ được sơn lại tỉ mỉ, đây cũng là nét đặc biệt chỉ riêng đình Tân Đông mới có.
📸 Hiện nay, đây là một trong những địa điểm chụp ảnh cực xịn được rất nhiều du khách yêu thích. Nếu như quý khách muốn có những bức ảnh tuyệt đẹp thì chúng ta hãy mặc những bộ quần áo có tông màu trầm nhen😉
4. Những bí ẩn xoay quanh Đình cổ Tân Đông .
✍️ Tương truyền, đình là nơi thờ phượng Tả quân Lê Văn Duyệt, một công thần thời vua Gia Long nhưng không được vua Minh Mạng tin dùng.
🙏 Lúc bấy giờ, nơi đây thường dùng để tổ chức các lễ hội Kỳ yên, Thượng điền, Hạ điền và lễ cầu Ông. Đến thời Pháp trở thành nơi hội họp của các chiến sĩ cách mạng, thời Mỹ lại biến thành nơi giam giữ, tra khảo, trấn áp các gia đình có con em tham gia cách mạng…
⛩️ Sau giải phóng số người ghé qua ít dần, đình trở nên hoang tàn không ai hương khói, dọn dẹp. Trải qua thăng trầm của thời gian, đến nay chỉ còn mỗi bàn thờ chánh điện vẫn giữ nguyên vẹn đầy đủ họa tiết trang trí.
🌳 Tuy nhiên, cách đây khoảng 30 năm ngôi đình lại xuất hiện ba cây bồ đề mọc vươn cao lên trên đỉnh của ngôi đình, rễ cây chằng chịt bám vào tường, một số rễ chạy dài theo các rãnh khe nứt của đình trở thành cột, kèo chạy dọc, chạy ngang để giữ ngôi đình vững chắc, giúp cho không gian ngôi đình trở nên bí ẩn và hấp dẫn.
🧘 Vào năm 1990 một cây bồ đề đã bị một số người tham lam đào về làm cảnh, và người dân kịp ra can ngăn nên giữ được hai cây còn lại.
5. Đường đến Đình Tân Phong như thế nào?
👉Từ Thành phố Hồ Chí Minh, quý khách di chuyển theo hướng đại lộ Nguyễn Văn Linh, sau đó đi đường Quốc lộ 50 qua cầu Mỹ lợi, chạy thêm tầm 20km nữa chúng ta sẽ tới Gò Công.
Để tiện di chuyển nhất, quý khách có thể search google maps để được hướng dẫn cụ thể hơn và tránh trường hợp lạc đường nhen🤫
6. Các địa điểm du lịch gần Đình Tân Phong Gò Công.
Lăng Hoàng gia Gò Công:
⛩️ Lăng tọa lạc tại gò Sơn Quy, thuộc ấp Lăng Hoàng Gia, xã Long Hưng, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang và được xây dựng từ năm 1826, nằm cách Đình cổ Tân Đông chỉ tầm 6km.
Toàn bộ khu lăng Hoàng Gia rộng gần 3.000m2. Đây là nơi yên nghỉ, thờ phượng của những người thuộc dòng họ Phạm Đăng, bao gồm mộ và đền thờ Phạm Đăng Hưng, là ngoại của vua Tự Đức và thân phụ bà Từ Dũ Thái Hậu.
🐉 Di tích Lăng mộ Hoàng Gia là công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn của thời Nguyễn với lối xây dựng truyền thống, được thể hiện rõ nét qua những chi tiết chạm trổ trên mộ và khu vực bên trong điện thờ.
Cổng vào Lăng mộ được xây theo lối tam quan với phần mái được lợp hoàn toàn bằng ngói lưu ly. Phần đỉnh lăng được chạm trổ hình tượng “Lý ngư vọng nguyệt”, tức “ cá chép trông trăng” như thể hiện sự thanh cao của vị chủ nhân đang ngủ yên trong lăng .
Những chi tiết hoa văn tứ linh, tứ quý theo phong thủy Á Đông cũng xuất hiện tại đây. Toàn bộ lăng được “ôm trọn” với khuôn viên thoáng đãng, rộng rãi và trồng rất nhiều cây sứ đại thụ, cùng các loài hoa thơm cỏ lạ, hệt như phong cách của nhà vườn ở chốn cố đô Huế thanh bình.
Lăng được xây dựng trong nhiều năm liền và được gìn giữ cẩn thận, truyền qua nhiều đời của dòng họ Phạm. Đây cũng chính là họ tộc đã sinh sống lâu đời và có tiếng khắp vùng đất Gò Công Tiền Giang.
Nhà Đốc Phủ Hải:
🎪 Nhà Đốc Phủ Hải nằm tại số 49 đường Hai Bà Trưng, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang, cách Đình Tân Đông chỉ tầm 6,5km.
Công trình được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. Kiến trúc của nhà Đốc Phủ Hải có sự pha trộn hài hòa giữa Đông – Tây, Pháp và Việt Nam, thể hiện sự giao thoa văn hóa đặc biệt.
✍️ Trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, đây là một kiến trúc khá độc đáo, với nhiều nét chạm trổ cầu kỳ mà lại khoáng đạt. Du khách ghé thăm nơi này tận mắt chứng kiến những cổ vật, chiêm ngưỡng những tác phẩm chạm khắc ai cũng phải trầm trồ, vì sự vương giả của gia đình chủ nhân và con mắt thẩm mỹ tuyệt vời của họ.
Dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử nhưng ngôi nhà vẫn còn nguyên vẹn, ngày càng được nhiều du khách đến tham quan chụp hình.
📸Không chỉ là địa điểm du lịch Tiền Giang nổi tiếng, nhà Đốc Phủ Hải còn lọt vào mắt xanh của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, các đài truyền hình, nhất là các hãng phim,… chọn để làm bối cảnh thời xưa, quay lại những thước phim tái hiện cuộc sống của người dân Nam bộ một thời đã qua.
Dinh tỉnh trưởng Gò Công :
🏞️ Dinh tỉnh trưởng Gò Công được Pháp xây dựng năm 1885, tuổi đời lên đến 137 tuổi. Toạ lạc trên đường Nguyễn Văn Côn, phường 2, thị xã Gò Công. Cách Đình Tân Đông khoảng tầm 6,5km.
Đây là công trình khá gần với Nhà Đốc Phú Hải, tạo nên một bức tranh du lịch kiến trúc xưa vô cùng sống động tại thị xã Gò Công. Nhờ vẻ ngoài cổ kính và kiến trúc đậm chất Pháp, Dinh tỉnh trưởng Gò Công được nhiều du khách lui tới để check-in và điểm đến này dần trở nên nổi tiếng.
Không gian nơi đây được điểm xuyến bởi những vườn cây xanh mát. Bên ngoài dinh, nhiều mảng tường đã bong tróc lộ ra lớp gạch đỏ đã mờ dần. Cùng với vẻ đẹp mộc mạc, cổ kính, từng ô cửa sổ màu xanh cũng đã trở nên trơ trọi theo sự tàn phá của thời gian…
📸 Dinh tỉnh trưởng ngày nay thường được sử dụng làm bối cảnh cho một vài bộ phim lịch sử. Quý khách lưu ý rằng khi đến dinh sẽ chỉ tham quan qua vườn cây và kiến trúc bên ngoài, không được vào trong đâu nghen 🤫
Đình Trung Gò Công:
🎠 Đình Trung Gò Công nằm trên đường Phan Chu Trinh, Khu phố 2, Phường 1, thị xã Gò Công; cách Đình Tân Đông tầm 6,5 km.
Đình Trung Gò Công được xây dựng theo kiến trúc đền thờ phức hợp, bao gồm ba tòa nhà được xếp theo hướng Bắc Nam. Phần mái của đình được chồng lên theo từng lớp, riêng ở đầu hồi thì có hai bức tượng hình “long hổ hội”, và rùa đội “Hà đồ lạc thư” được chạm khắc vô cùng tinh tế.
Không gian, nội thất bên trong đình đều được làm bằng gỗ quý. Gian phía trước được chia làm 5 căn, 6 cột và có liễn đối theo cặp.
Đình được chia ra làm 3 toà, gồm: Toà Võ ca, Toà Võ quy và Toà Chánh điện. Trong Toà Chánh điện có thờ biểu tượng chữ “Thần” được chạm nổi sơn đen, xung quanh là rồng phượng, hoa lá “ sơn son thếp vàng” lộng lẫy.
👭 Vào ngày rằm tháng 2 âm lịch hàng năm, nơi đây sẽ diễn ra Lễ hội Kỳ Yên thu hút hàng ngàn lượt người đến cúng viếng, cầu mong mưa thuận gió hòa, người dân có cuộc sống yên vui và hạnh phúc. Đây cũng là một lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa của người dân nơi đây, nên để không bỏ lỡ dịp đặc biệt này thì du khách hãy ghi chú ngay vào cẩm nang du lịch của mình nha😉
Nhà thờ giáo xứ Thánh Tâm:
🕍 Nhà thờ giáo xứ Thánh Tâm là nhà thờ Công giáo nằm ở số 49 đường Nguyễn Trãi, thuộc phường 3, thị xã Gò Công, cách Đình Tân Đông khoảng tầm 6km.
🔔 Nhà thờ được xây dựng từ năm 1940 theo lối kiến trúc Roma, hai bên tháp chuông nhà thờ là hai bức tượng thiên thần ca hát. Phía trước nhà thờ là tượng Đức Mẹ dang tay ban phước lành. Chân Đức Mẹ đạp lên con rắn, tượng trưng cho mọi tội lỗi đã bị khống chế.
Năm 2005, nhà thờ được tu sửa lại. Tháp chuông cao 40 mét được tu bổ chắc chắn. Từng viên ngói cũ được tháo gỡ, cọ rửa và phun một lớp sơn để giữ được màu đỏ sáng, không còn bụi bẩn xỉn màu.
Vòm cung thánh được làm lại toàn bộ chắc chắn. Gian cung thánh hình vòng cung đem lại sự trang trọng, thanh thoát và tôn nghiêm cho nhà thờ.
5. Biển Tân Thành:
🌊 Biển Tân Thành nằm ở xã Tân Thành huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang, cách Đình Tân Đông tầm 18km.
Sở hữu bãi cát đen độc đáo, nguồn hải sản phong phú với giá tiền cực rẻ. Cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, bình yên, đậm chất miền Tây. Bãi biển Tân Thành luôn khiến bất cứ vị khách nào đặt chân đến cũng phải thích thú.
Nếu đến đây vào sáng sớm, du khách có thể đi trên chiếc cầu tàu dài hơn 300m và ngắm bình minh nhô dần trên mặt biển. Dạo bước trên cây cầu nhỏ, khách du lịch sẽ được chứng kiến tận mắt hoạt động đánh cá của những ngư dân chài lưới. Ngắm nhìn những người dân cần mẫn lao động trên nền biển mênh mông.
Biển Gò Công nổi tiếng với con nghêu, sam, móng tay, sò huyết và các loại tôm, ốc… được chế biến thành những món đơn giản mà thơm ngon.
Du khách nên đến biển Tân Thành vào những mùa hải sản để có thể thoả thích thưởng thức chúng chỉ với vài trăm nghìn đồng:
- Mùa Nghêu: Từ tháng 3 đến tháng 9 âm lịch, đặc biệt là tháng 4.
- Mùa Ốc Móng Tay: Tháng 5 âm lịch.
- Mùa Sam: Tháng 10 đến tháng 2 âm lịch.
Người dân địa phương rất tin vào sự linh thiêng của ngôi đình, luôn hãnh diện và tự hào về một di tích văn hóa rất đặc trưng này. Với kiến trúc cổ xưa, được bao bọc bởi những búi rễ bồ đề chằng chịt, ngôi đình cổ dần trở thành điểm check-in quen thuộc. Nếu có dịp du lịch Tiền Giang , quý khách hãy đến đây để tham quan và tìm hiểu những bí ẩn về ngôi đình cổ này nhé! 🥰
Tiền hoa hồng (%)