Những đặc sản miền Tây tuy rất dân dã, bình dị nhưng chứa chan một niềm tự hào của người dân miền sông nước, đồng thời thể hiện nét văn hóa rất đặc trưng mang đậm chất Nam bộ. 

Khi đến đây, chắc chắn quý khách sẽ không thể kiềm lòng trước những món đặc sản ngon ở nơi đây. Hãy cùng Bee Travel khám phá thử nhé!

1. Bánh pía Sóc Trăng

Ở tỉnh Sóc Trăng, một loại bánh khá nổi tiếng thơm mùi sầu riêng là “Bánh pía”. Bánh Pía là một loại bánh dân dã của miền Tây, bánh được làm từ bột mì trộn với đậu xanh, trứng muối trộn thêm một chút hương sầu riêng tạo nên chiếc bánh béo ngậy thơm ngon.

Bánh pía là món bánh không còn xa lạ với nhiều nơi, nhưng chỉ có ở Sóc Trăng ăn bánh pía mới cảm nhận được hương vị thơm ngon của nó. Bánh có lớp vỏ mềm, nhân bánh được chế biến theo nhiều vị khác nhau như: đậu xanh, sầu riêng, trứng muối,… Bánh Pía hình tròn, bao quanh bởi nhiều lớp bột mỏng, nhân bánh được làm từ nhân thập cẩm đậu với 1 quả trứng muối cho thêm nhân vào bánh.

Bề ngoài bánh có màu vàng cam. Khi quý khách cắt đôi chiếc bánh trông giống như vầng trăng khuyết với màu đỏ tươi của lòng đỏ trứng gà nép bên trong, mùi thơm của sầu riêng bốc lên như một tín hiệu ngọt ngào. Một tách trà nóng là lý tưởng. Cắn một miếng bánh, uống trà, bạn có thể cảm nhận được vị ngọt của bánh hòa cùng vị đăng đắng của trà tan trên đầu lưỡi, tạo nên hương vị khó quên.

2. Kẹo dừa Bến Tre

Kẹo dừa Bến Tre là một món ăn ưa chuộng của người dân Bến Tre và tất cả mọi người trên cả nước.

Hai nguyên liệu chính làm nên hương vị độc đáo của kẹo dừa Bến Tre này là nước cốt dừa và kẹo mạch nha. Bến Tre nổi tiếng là xứ sở của nhiều loại dừa ngon. Tuy nhiên chỉ có dừa xiêm, cơm dày, dẻo, màu trắng tinh khiết là thích hợp nhất để làm kẹo dừa. Bởi chỉ có loại này mới có thể cho ra được nước cốt có độ sánh vừa phải, hơi trong. Để khi trộn với mạch nha cho ra màu sắc đẹp và bắt mắt nhất.

Người dân Bến Tre tự hào với đặc sản quê mình, với hương thơm dịu dịu, vị béo ngậy, ngọt thanh thanh còn khách du lịch, nếu một lần đến xứ dừa, chắc chắn không bỏ lỡ cơ hội nếm thử những viên kẹo nhỏ nhỏ mà lại mang đậm vị đặc trưng của đất và người Bến Tre. 

3. Bánh tráng sữa

Bánh tráng sữa hiện nay được sản xuất ở khá nhiều nơi nhưng vẫn không thể sánh bằng ở Bến Tre, nguồn gốc của bánh tráng sữa. 

Điểm đặc biệt mà mọi người luôn chú ý là bánh có mùi thơm của gạo, dừa ,sắn, dứa nhưng rất mềm không bị cứng như các loại bánh khác. Và khi ăn thì chúng ta có thể ăn liền được mà không cần phải nướng, đây chính là điều đặc biệt được nhiều người ưa thích không chỉ người lớn mà còn các trẻ nhỏ. Vị béo của cốt dừa hòa quyện cùng với mùi thơm sầu riêng có vị ngọt nhưng ăn sẽ không bị ngán, đây là món ăn thật tuyệt vời cho mọi lứa tuổi

Thành phần bánh tráng sữa được làm từ những nguyên liệu dễ tìm đặc trưng của Bến Tre như dừa, bột gạo pha với sắn dây, nước, đường, mè trắng, đậu xanh nhưng muốn bánh thơm ngon hơn người dân đã cho thêm lá dứa và sầu riêng vào bánh. Những nguyên liệu này được trộn với nhau dưới bàn tay của những người thợ làm bánh đã làm cho du khách có thể thưởng thức được món bánh tráng sữa thơm ngon, mang đậm nét tinh tế của người dân Bến Tre.

Khi thưởng thức bánh tráng sữa quý khách sẽ cảm nhận được vị ngọt không quá gắt, được pha bởi vị béo của dừa đặc trưng của loại bánh này hòa cùng với mùi lá dứa và sầu riêng khá thú vị. 

4. Bánh tét lá cẩm – Đặc sản Long An, Cần Thơ

Bánh tét đối với người miền Nam đặc biệt là miền sông nước Cửu Long gần gũi và thân thuộc như món cơm hàng ngày. Trong sự thân thuộc phổ biến cũng chứa đựng những nét đặc trưng độc đáo mà những nơi khác không có, điển hình như món bánh tét lá cẩm Cần Thơ – ghi dấu khá đậm nét trong nền ẩm thực ở Cần Thơ nói riêng và ẩm thực của miền Tây Nam Bộ nói chung.

Màu tím hồng của nếp cẩm làm nổi bật lớp nhân đậu xanh chắc nịch, thịt mỡ trong veo và trứng muối vàng ươm. Và khi thưởng thức món bánh tét lá cẩm người ta không thể nào mà quên được cái vị thơm dẻo của lớp gạo nếp cùng vị ngọt đậm đà của thịt và vị bùi bùi đăc trưng của trứng vịt muối, nó khác với nhân bánh tét làm từ đậu trắng, đậu đen nhân mỡ hành, nhân chuối theo kiểu truyền thống. Ngoài ra màu tím của lá cẩm cũng làm cho bánh tét thêm đẹp mắt hơn.

Ngày nay, người dân nơi đây cái tiến chiếc bánh tét lá cẩm thành những chiếc bánh tét vô cùng độc đáo như xếp nhân bánh để thành chữ Phúc chữ Lộc hay chữ Thọ, chính điều này khiến giá của chiếc bánh tét này cao hơn những loại bánh tét đơn giản khác, và đây cũng là một món quà ngày tết khá độc đáo và vô cùng ý nghĩa.

5. Mắm Còng Gò Công

Mắm còng Gò Công (tỉnh Tiền Giang) từng là món ngon tiến cung từ thời nhà Nguyễn, được mẹ Vua Tự Đức là Hoàng Thái hậu Từ Dụ (người miền Nam đọc chệch thành Từ Dũ) phổ biến khắp xứ Huế và đến nay đã trở thành đặc sản nổi tiếng muôn nơi.

Mắm được làm từ con còng đỏ của biển Gò Công, còng làm mắm phải thật tươi để thành phẩm có màu nâu sậm. Quy trình làm nên món mắm cũng trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ. Mắm còng được tẩm ướp gia vị truyền thống nên cho ra vị béo đậm, ngọt bùi và mùi thơm độc đáo, ăn một lần sẽ nhớ mãi!

Mắm còng đặc biệt ngon khi ăn kèm với chén cơm nóng hay cuốn bánh tráng, bún, rau sống, thịt luộc,…Hương vị chua cay mặn ngọt đậm đà đã làm nên đặc sản trứ danh đất Gò Công. Du khách có thể cho thêm đường, tỏi, ớt tùy theo khẩu vị để thêm phần hấp dẫn.

6. Mắm cá linh

Mắm cá linh là mắm được làm từ những con cá linh tự nhiên sống ở vùng đất Tây Nam Bộ. Với sản lượng nhiều, mắm cá linh được sử dụng khá phổ biến trong chế biến từ ăn sống, chưng trứng, nấu lẩu, kho mắm,…. tất cả đều tạo nên hương vị thơm ngon và độc đáo riêng.

Quy trình làm mắm cá linh khá cầu kỳ, cá linh sau đánh bắt sẽ được mang đi làm sạch sau đó cho vào hũ ủ cùng với muối. Khoảng gần 1 tháng sau, ngư dân sẽ lấy ra tẩm thính rồi tiếp tục ủ từ 40-45 ngày. Cuối cùng là khâu ướp đường, cá sẽ được lấy ra và cho vào một hũ khác rồi rưới lên trên một lớp nước đường đã khô đặc, cứ như vậy một lớp cá sẽ là một lớp đường cho đến khi hết. Tiếp tục ủ thêm 2 tháng là đã có thể mang ra sử dụng. 

Mắm cá linh thành phẩm thường có vị ngọt nhẹ của đường, mặn mặn của muối kết hợp với vị béo của cá tạo nên một hương vị thơm ngon độc đáo.

Những món ngon được chế biến từ mắm cá linh

  • Lẩu mắm cá linh đặc sản của miền Tây Nam Bộ: 
  • Mắm cá linh chưng đậm chất miền Tây
  • Mắm cá linh trộn tỏi ớt chấm thịt luộc
  • Mắm cá linh kho ăn cùng với cơm trắng

6. Khô Cá

Nhắc đến đặc sản nổi tiếng miền Tây không thể không kể đến các loại khô. Khô miền Tây không chỉ được tiêu thụ tại địa phương, mà còn được mang đi làm quà khắp nơi trong nước và mang cả ra nước ngoài cho người xa xứ nhâm nhi cho đỡ nhớ hương vị quê nhà.

Các loại khô cá miền Tây ngon nhất: 

Khô cá sặc:

Khô cá sặc có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như: gỏi xoài khô cá đuối, khô cá đuối kho mắm, khô cá đuối trộn măng tươi, khô cá đuối ngọt – nước chua…

Khô cá lóc

Cá lóc là một trong những loại cá có thịt ngọt và thơm ngon tự nhiên. Khô cá lóc có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu để làm nên các món ăn ngon như khô cá lóc gỏi xoài, khô cá lóc kho dứa, khô cá lóc chiên giòn…

Khô cá Đuối

Khô cá đuối có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: khô cá đuối chua ngọt, cá đuối rim tiêu đường, cá đuối nướng sốt me…

Khô cá Kèo

Khô cá kèo là một trong những đặc sản nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ, đặc biệt là Cà Mau và Bạc Liêu. Nếu cá kèo tươi có thể cho ra nhiều món ăn khác nhau thì khô cá kèo chỉ có một vài cách chế biến đơn giản như chiên giòn chấm với nước mắm me hay chiên giấm đường… nhưng hương vị lại vô cùng thơm ngon.

Khô rắn

Khô rắn là một trong những đặc sản miền Tây rất được ưa chuộng. Có vô vàn cách chế biến món ăn với khô rắn nhưng phổ biến nhất là khô rắn nướng than và gỏi xoài khô rắn. Xoài sống trộn với khô rắn cũng là món khoái khẩu của nhiều chị em. Trong khi đó, khô rắn nướng trên than hồng chấm muối ớt chua thì khỏi phải bàn cãi.

Khô Nhái

Cũng thuộc hàng đặc sản với các loại khô cá, nhưng khô nhái khá hiếm. Hầu hết những ai từng thưởng thức qua đều phải công nhận sức hấp dẫn và mùi vị lôi cuốn rất riêng của món ăn này.

Chỉ cần cho khô nhái vào chảo, chiên sơ khoảng 30 giây là quý khách sẽ có được một món nhậu thơm ngon, ăn hoài không ngán. Khô nhái chiên giòn có vị ngọt, mặn, cay cay, ăn kèm với rau răm và chấm nước mắm me nữa là chuẩn bài!

8. Dừa sáp – Trà Vinh

Khi nhắc đến dừa sáp, nhiều người hiểu lầm rằng nó nằm ở xứ dừa Bến Tre, nhưng hoàn toàn sai lầm, dừa sáp là đặc sản của Trà Vinh, và chỉ duy nhất Trà Vinh trồng được, khá nổi tiếng ở đây bởi hương vị thơm ngon đặc biệt khiến nhiều người phải ao ước. 

Dừa sáp là loại dừa dày cùi, cơm dừa dày, dẻo và đặc hơn dừa bình thường, nước dừa trong như nước sốt. Đặc sản miền Tây làm quà dừa sáp có đặc điểm ở chỗ nước dừa đặc, trong veo như những giọt sương.

Một số cách thưởng thức dừa sáp

Dừa sáp dầm sữa 

Dừa sáp dầm sữa là món ăn đơn giản, dễ làm lại vô cùng thơm ngon, béo ngậy. Chỉ với nguyên liệu gồm cơm dừa sáp và sữa đặc, kết hợp cùng một ít đậu phộng rang, đá nhuyễn, quý khách đã có ngay một ly dừa sáp dầm sữa vô cùng hấp dẫn

Dừa sáp dầm trái cây

Với vị chua ngọt của trái cây cùng vị béo thơm từ dừa sáp, đây là món ăn độc đáo từ dừa sáp mà quý khách có thể thử chế biến ngay tại nhà. Quý khách có thể kết hợp dừa sáp cùng với những loại trái cây yêu thích của mình như xoài, bơ, mít,…

Sinh tố dừa sáp Trà Vinh

Một gợi ý khác dành cho quý khách chính là món sinh tố dừa sáp. Chỉ với những nguyên liệu đơn giản như dừa sáp, đường, sữa và đá, quý khách đã có ngay một ly sinh tố dừa sáp thơm ngon, mát lạnh để giải khát trong những ngày hè nóng nực

Kem dừa sáp

Kem dừa sáp chắc chắn sẽ là món ăn vặt ngon miệng mà quý khách không thể bỏ qua. Để thực hiện món ăn này, quý khách chỉ cần chuẩn bị dừa sáp, sữa béo, sữa đặc cùng một ít sữa chua không đường. Sau khi xay nhuyễn, quý khách cho hỗn hợp vào tủ lạnh khoảng vài tiếng là có thể thưởng thức

Ăn trực tiếp nguyên vị

Nếu không có nhiều thời gian để chế biến dừa sáp, quý khách cũng có thể thưởng thức loại trái cây này bằng cách ăn trực tiếp. Lúc này, quý khách sẽ có thể cảm nhận rõ ràng hơn độ sền sệt, dai dai cùng hương vị ngọt thanh, béo thơm của dừa sáp.

9. Thanh Trà – Vĩnh Long

Thanh Trà là một loại đặc sản Vĩnh Long làm nao lòng biết bao du khách ghé qua đây khi nhìn thấy nhiều khu vườn trái thanh trà chín vàng rực rỡ dưới nắng hè.

Quý khách sẽ dễ nhầm lẫn với cây xoài, nhưng nhìn đến các quả thanh trà Vĩnh Long quý khách lại liên tưởng đến quả chanh với vỏ màu xanh, nhưng khi chín nó có màu vàng cam bóng láng, cơm mềm vị chua, ngọt rất hấp dẫn mọi người, đặc biệt là mấy đứa trẻ con nơi đây.

Quả thanh trà có 2 loại là thanh trà chua và ngọt. Thanh trà chua trái tròn, vỏ mỏng, chín có màu vàng sậm, dễ giập; còn thanh trà ngọt trái dài, vỏ dày, cứng, có lớp phấn trắng phủ bên ngoài, trái chín có màu vàng nhạt.

Từ thanh trà – đặc sản Vĩnh Long quý khách có thể chế biến đủ kiểu, đủ loại món ăn phong phú: Cách thông thường mà các chị và lứa tuổi teen ưa chuộng là trái thanh trà chín chấm muối ớt. Cầm trái thanh trà chín trong lòng bàn tay lột vỏ chấm vào chén muối ớt. Vị chua, ngọt, thơm của thanh trà; vị mặn, cay của muối ớt và những cái “hít hà” vì cay nồng lên tận mũi, thật thú vị!

Còn những người lớn tuổi thường thưởng thức bằng cách cho thanh trà chín vào rổ rửa sạch. Dùng dao bén gọt bỏ vỏ, cho vào ly cùng vài muỗng đường cát, một tí muối bọt cho hương vị thêm đậm đà. Lấy muỗng cà phê dầm cho cơm thanh trà nhừ ra với đường. Cho thêm tí nước vào khuấy hòa tan. Cuối cùng, bỏ vài viên đá vào là ta có được món thanh trà dầm đá giải nhiệt tuyệt hảo.

Một số món ngon làm từ Thanh Trà:

  • Thanh trà dầm đá
  • Thanh trà ngâm đường
  • Mứt thanh trà
  • Thỏ nướng thanh trà

10. Hạt sen khô Đồng Tháp

Tháp Mười là đầm sen đẹp nhất, Đồng Tháp là đầm sen lớn nhất cả nước. Vì vậy, hạt sen là đặc sản của Đồng Tháp, là món quà dễ thấy nhất đối với du khách vùng đất này. Du khách lựa chọn những đặc sản về làm quà hoặc dùng chế biến nhiều món ăn từ sen thơm ngon, thanh mát và bổ dưỡng.

Hạt sen sấy khô, đặc sản của Đồng Tháp, được làm từ hạt của cây sen rửa sạch, bóc vỏ và phơi khô. Sen khô thường có vị nhạt nhưng rất béo, có thể để nguyên hạt ăn luôn hoặc dùng để làm các món hầm bổ dưỡng, hạt sen, bột sắn dây, chè bổ dưỡng…

Đặc sản miền Tây làm quà – Sen khô Đồng Tháp là thực phẩm tự nhiên có vị ngọt, tính mát, mùi thơm đặc trưng và vị đậm đà. Nếu bạn muốn săn lùng những món quà bổ dưỡng cho sức khỏe thì hạt sen sấy khô cũng là một sự lựa chọn hoàn hảo bởi chúng có tác dụng giảm đau đầu, chữa mất ngủ, ổn định huyết áp và hệ tim mạch, ngăn ngừa lão hóa da, giảm căng thẳng mệt mỏi nên rất tốt cho sức khỏe. Là một món quà đáng mua, hạt sen xứng đáng nằm trong danh sách sản Đồng Tháp mà du khách không thể bỏ qua mỗi khi có dịp ghé thăm nơi đây.


Lời kết: Du lịch miền Tây chưa bao giờ làm người ta thất vọng bởi những đặc sản hấp dẫn và các điểm đến thú vị. Nếu có dịp đến miền Tây quý khách nhất định phải trải nghiệm hết những đặc sản này đó nghen.