Vào mỗi dịp Tết đến, trang trí bàn thờ gia tiên quan trọng bậc nhất. Chưng 5 loại ngũ quả thế nào là đúng, đẹp, đủ ý nghĩa, xin hãy đọc ngay bài viết này.
1. Ý nghĩa của 5 loại ngũ quả
Mâm ngũ quả ngày tết không chỉ là để trang trí cho đẹp, mà còn mang một ý nghĩa rất đặc biệt của gia chủ muốn cầu xin cho một năm mới thuận lợi mọi điều. Đó là mong muốn ngũ phúc lâm môn: Phú (giàu có, nhiều của cải); Quý (phẩm chất sang trọng); Thọ (sống lâu trăm tuổi); Khang (có thật nhiều sức khỏe); Ninh (cuộc sống bình an).
Thông thường mâm ngũ quả sẽ là 5 loại trái cây khác nhau được trưng một cách đẹp mắt nhất để trưng trên bàn thờ ông bà tổ tiên. Thế nhưng mỗi vùng miền sẽ có quan niệm về ý nghĩa mâm ngũ quả khác nhau đôi chút.
Ý nghĩa mâm ngũ quả miền Bắc
Đối với người miền Bắc, mâm ngũ quả ngày Tết thường được chọn các loại trái cây tuân theo ngũ hành trong văn hóa phương Đông. 5 loại ngũ quả trưng bày sẽ được gia chủ phối theo 5 màu: Kim (màu trắng); Mộc (màu xanh); Thủy (màu đen); Hỏa (màu đỏ); Thổ (màu vàng).
Ý nghĩa mâm ngũ quả miền Trung
Miền Trung cuộc sống vất vả do thiên tai, bão lũ, hạn hán quanh năm nên trái cây không được phong phú và đa dạng như miền Nam và miền Bắc. Vì thế, mâm ngũ quả ngày Tết của miền Trung sẽ rất đơn giản, không quá câu nệ hình thức, miễn thành tâm là được.
Tùy thuộc vào từng điều kiện và hoàn cảnh gia đình mà bày biện mâm ngũ quả khác nhau. Có gia đình bày theo câu “cầu – xuân – vừa – đủ – xài”, có gia đình bày chỉ đơn giản để lễ gia tiên, trái cây gì cũng được.
Ý nghĩa mâm ngũ quả miền Nam
Với tính cách phóng khoáng do thiên nhiên ưu đãi, cái cách chưng mâm ngũ quả miền Nam cũng phản ánh điều đó. Miền Nam xưa cầu xuân “vừa đủ xài” là được, không cần dư, hay tích lũy gì thêm.
Từ đó, câu cửa miệng của 5 loại ngũ quả là: cầu – xuân – vừa – đủ – xài. Đơn giản. Sau này cuộc sống thay đổi, miền Nam lại nâng cấp cái cách cầu: “cầu – vừa – đủ – xài – dư” hoặc “cầu – vừa – đủ – xài – dư”.
Thậm chí có nhà chơi lớn, chơi 4 loại quả: “cầu – đủ – xài – dư”. Vậy đó, miền Nam giờ cũng muốn “dư” chứ không chỉ đủ như ngày xưa nữa.
Ngày nay, mâm ngũ quả được dùng nhiều để trang trí cho đẹp ngày tết chứ không chỉ mang ý nghĩa phong tục như ngày xưa.
2. Cách trưng 5 loại ngũ quả theo từng miền
Mỗi miền sẽ có một phong tục tập quán khác nhau, nên việc trưng 5 loại ngũ quả ngày tết cũng khác nhau.
2.1. 5 loại ngũ quả miền bắc
Theo phong tục của miền bắc một mâm ngũ quả đẹp là phải đáp ứng đủ tiêu chí của ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Đúng chuẩn nhất là 5 loại ngũ quả đó phải đáp ứng đầy đủ các màu sắc trắng, xanh lá, đen, đỏ, vàng.
Mâm ngũ quả ở miền bắc thông thường là những loại quả sau: chuối xanh, phật thủ, bưởi, hồng, quất, ớt, dứa,… Mỗi loại trái cây được trưng trong mâm ngũ quả đều mang một ý nghĩa riêng biệt.
Chuối được chọn phải là nảy chuối xanh đẹp đều trái, không bị trầy xước. Chuối tượng trưng ý nghĩa là đoàn tụ, sum vầy, đầm ấm.
Bưởi chọn quả to tròn còn cuốn lá, chọn bưởi màu vàng. Ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn, phát tài. Cũng có một số gia đình thay trái bưởi thành trái phật thủ ý nghĩa muốn cầu cho gia đạo bình an luôn được thần linh che chở.
Những quả hồng, quất hay ớt được trưng xen lẫn nhau tô thêm màu sắc cho mâm ngũ quả. Ý nghĩa cầu sự may mắn, thành đạt cho gia chủ. Còn quả dứa có một mùi thơm đặc biệt tượng trưng cho một năm mới luôn may mắn an lành nhiều phúc lộc.
Cách trưng mâm ngũ quả miền bắc: nảy chuối được đặt ở dưới cùng để đỡ các quả khác, chính giữa mâm đặt trái bưởi hay phật thủ, còn các quả còn lại thì được đặt xen lẫn những khoảng trống một cách hợp lí nhất để mâm ngũ quả đẹp mắt hơn.
2.2. 5 loại ngũ quả miền trung
Do điều kiện tự nhiên của miền trung chịu ảnh hưởng của bão lũ lụt hàng năm nên các loại cây trái ở đây cũng không quá đa dạng. Vì thế mà mâm ngũ quả của miền trung cũng đơn giản hơn có quả gì trưng quả đó, chỉ cần lòng thành chứ không quan trọng hình thức.
Các loại trái cây thường thấy trong mâm ngũ quả của miền trung là: thanh long, chuối, dứa, mãng cầu, sung cam quýt….
Tùy vào điều kiện mỗi gia đình mà có những mâm ngũ quả khác nhau không quá quan trọng là trưng trái gì, chỉ cần có tâm dâng cúng là được.
2.3. 5 loại ngũ quả miền nam
Phong tục người miền nam trưng mâm ngũ quả thể hiện nhu cầu ước muốn của gia chủ cho một năm mới. Thông thường phổ biến nhất là trưng mâm ngũ quả “Cầu sung dừa đủ xài ” ước mong cho một năm mới đầy đủ sung túc. Tương ứng đó là 5 loại ngũ quả như tên : Trái dừa, trái mãng cầu, trái sung, trái đu đủ, trái xài hay được gọi là trái xoài. Ngoài ra một số gia đình còn thay trái sung thành trái dư trong mâm ngũ quả với ý muốn cầu xin một năm làm ăn phát tài dư dả.
Bên cạnh đó miền nam không có cúng hay trưng một số loại trái cây có tên gọi mà theo dân gian không tốt trong ngày tết như:
Trái chuối vì theo quan niệm miền nam chuối là chúi nhủi làm ăn không phất lên được.
Trái lê có nghĩa là lê lếch làm ăn chậm chạp không lên nổi.
Trái quýt họ cho rằng khi trưng trái quýt sẽ mang lại vận xui kiểu quýt làm cam chịu.
Cách trưng mâm ngũ quả của miền nam cũng đơn giản lắm trái nào to nặng thì để dưới, trái nhỏ ở trên. Về cách chọn trái cây thì ưu tiên chọn những trái không quá to nhưng tròn đều là đẹp.
3. Sự giống và khác nhau của mâm ngũ quả
Mỗi năm khi tết đến bày mâm ngũ quả mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt thể hiện sự uống nước nhớ nguồn nhớ đến ông bà tổ tiên. Dù có khác biệt văn hóa vùng miền nhưng ý nghĩa chung vẫn cùng hướng đến một lòng tôn kính yêu thương.
Sự khác nhau trong mâm ngũ quả từng miền rất rõ rệt:
Đối với miền bắc đúng như văn hóa của họ rất quan trọng cái đẹp hình thức bên ngoài nhưng phải đầy đủ màu sắc theo ngũ hành.
Miền trung thì gần gũi hơn có trái gì trưng trái đó không câu nệ hình thức mà quan trọng là tấm lòng.
Miền nam trưng mâm ngũ quả đúng với nhu cầu mong muốn cho năm mới như “cầu dừa đủ xài dư” nhưng lại kiêng không trưng những trái phát âm mang ý nghĩa không tốt.
Đặc biệt hơn nữa văn hóa miền nam ngày đầu năm mới họ thường ăn trái bắp và trái thơm. Họ quan niệm rằng ăn trái bắp cho chắc như bắp cả năm làm ăn đều suôn sẻ, ăn trái thơm để cả năm được may mắn.
Còn các bạn học sinh sinh viên thì mâm ngũ quả của các bạn nên trưng trong năm mới chính là: “cầu dừa đủ qua môn” nha hahahhaah.
Dù rằng có sự khác biệt văn hóa trong từng vùng miền nhưng chúng ta vẫn cùng một đất nước cùng một Tổ Quốc và dù là miền nào đi chăng nữa đều thể hiện lòng tôn kính ông bà tổ tiên qua việc trưng mâm ngũ quả ngày tết.
Cầu mong một năm mới bình an Bee Travel xin kính chúc sức khỏe, may mắn, vạn sự như ý đến mọi miền mọi nhà. Một năm mới bình an hạnh phúc.
Tiền hoa hồng (%)